Hình ảnh | Giá | Số lượng |
---|
Vào một ngày khi bạn khi bạn thức dậy và đặt chân xuống giường thì cảm thấy đau phần gót chân, vận động một lúc lại thấy đỡ. Khi làm việc phải ngồi lâu lúc đứng dậy vẫn thay đau gót chân. Nó không đau dữ dội mà cứ âm ỉ gây ra rất nhiều khó chịu. Bạn không biết đó là bệnh gì và nguyên nhân nào gây ra và phải điều trị nó như thế nào, thì hãy tham khảo bài viết này nhé!
Đau gót chân phải hay đau gót chân trái là biểu hiện của bệnh viêm cân gan chân, nó xuất hiện do viêm của màng cơ chân (được gọi là cân gan chân hay gan bàn chân). Nó là một dải sợi trắng giống hình nan quạt chạy ngang phía dưới lòng bàn chân của chúng ta và liên kết với xương gót chân tới các ngón chân để làm giảm xóc cho cơ thể khi chạy và nhảy. Khi cân gan chân bị viêm, nó gây ra cảm giác đau như dao đâm, thốn ở phần gót chân. Những bước đi đầu tiên sẽ gây ra cảm giác đau buốt khó chịu, sau đó nó có thể trở lại bình thường, nhưng khi đang ngồi đứng dậy hoặc đi nó lại đau trở lại.
- Viêm cân gan chân: Xảy ra khi bàn chân phải chịu nhiều áp lực, làm tổn thương dây màng cơ chân, gây ra tình trạng đau và cứng khớp.
- Do bong gân và căng cơ: Khi bị căng cơ và bong gân, nếu không điều trị kịp thời cũng gây nên đau gót chân.
- Bệnh gai xương gót chân: đây là một loại bệnh lý nó làm chèn các dây thần kinh tại phần cơ chân, từ đó gây ra đau gót chân.
- Đau gót chân do bệnh Gout: Bệnh gout sẽ làm cho các khớp xương và gót chân bị đau.
- Suy tình mạch ở xương gót chân: tình trạng này làm cho máu không được lưu thông, bị ứ đọng không lưu thông được đến phần gót chân dẫn đến bị sưng và đau.
Đau nhiều ở phần gót chân, cảm thấy đau buốt và ê ẩm. Thường đau vào buổi sáng sớm khi chúng ta mới ngủ dậy. Một số trường hợp có biểu hiện sưng hay bị bầm tím ở gan bàn chân. Khi mới đi lại sẽ rất đau, phần gót chân bị nhói nhiều làm cho chúng ta đi lại không được bình thường, sau một lúc thì cảm giác đau sẽ giảm. Nó không hết mà lặp đi lặp lại chu trình như thế nếu chúng ta không điều trị cho khỏi hẳn.
- Chườm đá: Lấy một chiếc khăn mềm bọc đá rồi sau đó chườm vào phần gót chân từ 10-15 phút, nên thực hiện 2 lần/ ngày để có thể làm giảm cơn đau.
- Cho đôi chân được nghỉ ngơi, hạn chế đi lại hoặc đứng lâu.
- Dùng thuốc giảm đau để có thể nhanh chóng làm giảm triệu chứng bị đau gót chân.
- Chữa đau gót chân bằng quả bóng tennis: Ngồi trên ghế và chân bị đau vừa chạm đến mặt đất. Dẫm chân lên quả bóng tennis và lăn đều từ ngón chân đến gót chân. Thực hiện trong thời gian khoảng 20 phút. Bạn có thể tập bất cứ lúc nào bạn rảnh. Với cách kết hợp quả bóng tennis sẽ giúp massage các dây chằng bị viêm và tăng sức đàn hồi cho các cơ bàn chân, từ đó triệu chứng đau gót chân sẽ giảm đi rất nhiều.
- Massage gót chân: Xoa tinh dầu massage và tiến hành massage nhẹ nhàng phần gót chân để thư giãn và làm giảm đau.
- Sử dụng ghế massage: Sử dụng ghế massage
Hukaki để hỗ trợ trị liệu đau gót chân. Với chế độ massage chân chuyên sâu và nhiệt hồng ngoại sẽ giúp sưởi ấm và làm tăng đàn hồi của bắp chân, cũng như tác động lên các huyệt đạo tại vùng lòng bàn chân, từ đó làm cho khí huyết nơi này được lưu thông và làm giảm cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.
Tuy nhiên nếu tình trạng đau vẫn kéo dài và bạn gặp cách triệu chứng như: chân bị phù nề, bầm dập, không đi lại được, có dấu hiệu bị sốt… thì lúc này nên tới bệnh viện để khám và kiểm tra. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các loại thuốc điều trị phù hợp cũng như chỉ định vật lý trị liệu.
Các cách phòng ngừa đau gót chân
- Giữ cân nặng cơ thể không để bị tăng cân bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Khi cơ thể của bạn bị tăng ký thì sẽ làm tăng áp lực lên đôi chân từ đó có khả năng bị căng cơ, dẫn đến các mạch máu lưu thông kém, kéo dài sẽ gây ra đau gót chân.
- Tập thể dục: trước khi tập cần phải khởi động tay và chân để các bộ phận nóng dần lên mới bắt đầu chơi các môn thể thao. Bạn nên tập từ cấp độ nhẹ rồi tăng dần. Nếu trong khi chơi thể thao thấy đau nhức cơ tay và cơ chân thì nên dừng lại và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
- Đi giày dép vừa với cỡ chân và có đế lót để giảm sức ép lên gót chân. Không nên đi giày cao gót trong một thời gian dài để tránh bị đau gót chân.
Như vậy, bạn đã hiểu bị đau gót chân là bệnh gì qua bài viết này và có thêm kiến thức trong việc hạn chế triệu chứng này xảy ra. Bạn hãy chăm sóc đôi chân mình thật tốt để có thể di chuyển linh hoạt, khỏe khoắn và tránh bị tổn thương gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho mình.
Chăm sóc sức khỏe hôm nay sẽ cho chúng ta hy vọng tươi sáng vào ngày mai. Mức năng lượng của bạn càng cao, cơ thể bạn càng hoạt động hiệu quả.
Lô F1, Đường Số 10, CCN Hải Sơn, Xã Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
0909919870Tầng 12, Toà nhà Tổng Công ty 319 (Pico Plaza Building), Số 20 Cộng Hoà, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
0909919870tư vấn sản phẩm
0909919870HỖ TRỢ KỸ THUẬT
0909919870HỖ TRỢ LẮP ĐẶT
GIAO HÀNG MIỄN PHÍBẢO TRÌ SẢN PHẨM
HẬU MÃI TRỌN ĐỜIHỆ thống
SHOWROOMHOTLINE
0909919870TƯ VẤN QUA
ZALO
Bình luận của bạn