Hình ảnh | Giá | Số lượng |
---|
Thực hiện các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi, tê cứng tại vùng thắt lưng và giúp cho người tập được thư giãn, thả lỏng các cơ, tạo sự dẻo dai cũng như độ linh hoạt, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Với rất nhiều lợi ích của yoga mang lại, Nakagi sẽ chia sẻ các phương pháp thực hiện các bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm dễ thực hiện và hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch, trượt có thể do chấn thương hoặc do thoái hóa, nó khiến cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây ảnh hưởng tới dây thần kinh và tủy sống. Các dạng thường gặp của tình trạng này là thoát vị đĩa đệm lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bệnh thoát vị gây ra cảm giác đau nhức ở bất kì vị trí đốt sống nào, nếu thoát vị đĩa đệm ở lưng thì sẽ đau các dây thần kinh liên sườn và các vùng thắt lưng, còn ở cổ thì sẽ đau ở phần cổ và các khu vực lân cận.
Người bệnh cần được sự tư vấn của bác sĩ để có được sự cải thiện, nếu tình trạng bệnh nhẹ thì có thể tập các bài yoga cho người thoát vị đĩa đệm. Trường hợp bị nặng lại phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.
Việc luyện tập các bài yoga thoát vị đĩa đệm giúp giảm tình trạng đau nhức cổ vai gáy cũng như vùng thắt lưng.
- Đối với người bị thoát vị đĩa đệm cổ có thể thực hiện các động tác sau
+ Kéo dãn cổ: bài tập này làm giảm áp lực, giải tỏa hiện tượng căng cứng. Thực hiện như sau: ngồi trên mặt sàn, tay phải vòng qua đầu và chạm vào tai trái, đầu nghiêng sang bên phải sát gần phía vai phải. Giữ nguyên động tác khoảng 20-30 giây, sau đó đổi bên và làm tương tự. Mỗi bên thực hiện từ 3-5 lần. Chú ý khi thực hiện động tác không dùng tay đẩy mạnh đầu cũng như nên thả lỏng sau mỗi lần thực hiện.
+ Bài tập quay cổ: người tập ngồi ở tư thế thẳng lưng, đầu nhìn về phía trước. Từ từ quay đầu sang bên phải, giữ nguyên khoảng 15-20 giây sau đó từ từ quay đầu sang bên trái. Thực hiện mỗi bên từ 3-5 lần.
+ Bài tập cúi đầu và ngửa đầu: ngồi trên sàn ở tư thế thẳng lưng, tay thả lỏng và để sát hai bên thân người. Ngả đầu ra phía sau một cách từ từ sao cho tầm mắt nhìn lên trần nhà sao cho cảm nhận được phần cổ và ngực phía trước căng lên, giữ yên tư thế khoảng 10 giây và từ từ cúi đầu sao cho cằm đụng sát ngực, vẫn giữ tư thế khoảng 10 giây rồi nâng cằm lên về lại vị trí ban đầu. Thực hiện các động tác cúi và ngửa từ 3-5 lần.
- Đối với người bị thoát vị đĩa đệm lưng có thể thực hiện các động tác sau:
+ Động tác rắn hổ mang: thực hiện động tác này nhằm giúp làm giảm các cảm giác khó chịu do căng thẳng dây thần kinh lưng gây ra. Trước tiên người tập nằm úp trên sàn, chống hay tay xuống sàn, ngực chạm sát mặt sàn. Hít sâu và dùng lực của cánh tay nâng người thẳng lên, đầu nhìn thẳng về phía trước, nếu để đầu ngửa ra sau là bạn đang thực hiện sai tư thế tập, lúc này hai cánh tay duỗi thẳng, phần vai sẽ được đẩy ra sau và mở rộng ngực hết mức, duy trì nhịp thở đều đặn, giữ yên động tác 10-20 giây, trở về tư thế ban đầu, thả lỏng toàn thân và lưpj lại động tác từ 3-5 lần.
+ Tư thế nằm sấp: động tác này làm dịu các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Người thực hiện động tác nằm sấp, chân tay duỗi thẳng, Từ từ nâng cổ lên cao (kết hợp với hơi thở là hít vào, sau đó từ từ hạ xuống và thở ra. Thực hiện động tác này chú ý lưng phải giữ thật thẳng. Tập động tác này từ 5-10 lần mỗi ngày.
+ Tư thế cây cầu: hỗ trợ tăng sự dẻo dai của xương khớp, cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Thực hiện động tác như sau: nằm ngửa trên sàn, hai chân cũng chạm vào sàn, khoảng cách dang rộng bằng vai, hai tay thẳng và đặt dọc theo thân người, hít sâu, từ từ nâng hông và bụng lên cao, hai chân co từ từ về phần mông hai bàn chân trụ xuống sàn, giữ tư thế thừ 20-30 giây và hít thở thật đều, sau đó từ từ hạ mông xuống sàn và thả lỏng cơ thể. Với động tác này có thể tập tử 3-4 lần/ ngày.
- Trước khi tập các động tác cần phải thực hiện bài tập khởi động chân và tay cũng như làm nóng cơ thể giúp các cơ giãn ra, thực hiện các bài tập sẽ dễ dàng hơn.
- Với người mới bắt đầu tập cần thực hiện động tác từ từ không gắng sức.
- Thời gian tập tốt nhất là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
- Tránh thực hiện các tư thế gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh như: động tác vặn người (với người bị thoát vị đĩa đệm, động tác này càng khiến đĩa đệm bị thoát nhanh hơn làm cho cột sống bị uốn cong, gây ra đau nhức dữ dội); giữ thẳng chân (động tác này gây ra áp lực lên cột sống càng làm cho bệnh bị nặng hơn; ngồi xổm (tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên cột sống và phần đĩa đệm); uốn cong lưng (việc uốn cong lưng sẽ khiến cột sống bị cong và thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng hơn).
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, tránh việc khuân vác nặng hay đi giày cao gót thường xuyên sẽ gây tổn thương cho cột sống.
Như vậy, Nakagi đã giới thiệu một số bài tập yoga liên quan đến hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể tham khảo để nắm thêm các cách thức để có thể làm giảm các cơn đau và cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm tốt hơn.
Chăm sóc sức khỏe hôm nay sẽ cho chúng ta hy vọng tươi sáng vào ngày mai. Mức năng lượng của bạn càng cao, cơ thể bạn càng hoạt động hiệu quả.
Lô F1, Đường Số 10, CCN Hải Sơn, Xã Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
0909919870Tầng 12, Toà nhà Tổng Công ty 319 (Pico Plaza Building), Số 20 Cộng Hoà, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
0909919870tư vấn sản phẩm
0909919870HỖ TRỢ KỸ THUẬT
0909919870HỖ TRỢ LẮP ĐẶT
GIAO HÀNG MIỄN PHÍBẢO TRÌ SẢN PHẨM
HẬU MÃI TRỌN ĐỜIHỆ thống
SHOWROOMHOTLINE
0909919870TƯ VẤN QUA
ZALO
Bình luận của bạn